Xin hỏi thủ tục trả dấu cho cơ quan công an như thế nào? Trường hợp nào phải trả lại con dấu cho cơ quan công an? Hồ sơ trả lại con dấu cho cơ quan công an gồm những gì?
Trả lời
Phòng PC64 – Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là một trong các đơn vị quản lý về con dấu của các cơ quan tổ chức sử dụng con dấu theo quy định tại nghị định 99/2016/NĐ-CP. Từ ngày 1/7/2015 theo luật doanh nghiệp 2015 Sở KHĐT sẽ là cơ quan quản lý con dấu của các đơn vị thành lập mới hoặc thay đổi dấu sau ngày này. Như vậy:
Các trường hợp phải trả lại con dấu cho cơ quan công an
Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng con dấu hoặc theo quy định sẽ phải trả lại con dấu cho cơ quan công an bao gồm các trường hợp theo quy định tại điều 18 nghị định 99/2016/NĐ-CP:
– Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;
– Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
– Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
– Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
– Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
– Các cơ quan, tổ chức khác sử dụng con dấu (công ty luật, trường mầm non, công đoàn…) khi không có nhu cầu sử dụng con dấu
– Sử dụng con dấu mà đã hết thời hạn sử dụng con dấu;
Hồ sơ trả dấu cho cơ quan công an
Hồ sơ trả lại con dấu cho cơ quan công an bao gồm các tài liệu sau:
– Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an trình bày rõ lý do cần trả dấu; Tải về mẫu công văn hoàn trả con dấu công ty
– Bản sao ĐKKD, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan tổ chức;
– Bản chính đăng ký mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp;
– Giấy giới thiệu trả dấu kèm theo giấy tờ cá nhân của người đi trả dấu;
Trình tự thủ tục trả dấu cho cơ quan công an
Cơ quan thực hiện: Việc trả dấu thực hiện tại cơ quan cấp mẫu dấu thường là PC64 – Phòng CS QLHC về TTXH thuộc công an tỉnh thành phố, một số trường hợp trả dấu tại Bộ Công An (Cơ quan nào cấp đăng ký mẫu dấu thì sẽ trả tại cơ quan đó)
Trình tự thực hiện trả con dấu cho công an:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trả dấu theo quy định nộp tại cơ quan công an nơi cấp con dấu
Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ người thực hiện trả dấu nhận giấy hẹn của cơ quan công an
Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc (theo giấy hẹn) mang con dấu đến để cơ quan công an tiến hành thu hồi và hủy con dấu
Một số thắc mắc về trả dấu với doanh nghiệp
Doanh nghiệp không trả dấu công an có bị phạt?
Hiện nay chưa có quy định giới hạn về thời gian trả dấu cũng như chế tài phạt nếu không thực hiện trả con dấu, tuy nhiên Lộc Phát khuyến cáo khách hàng nên thực hiện trả dấu ngay sau khi không còn nhu cầu sử dụng tránh những vấn đề pháp lý sau này.
Thời hạn bắt buộc trả dấu cho công an
Hiện tại chưa có quy định về thời gian, đơn vị có nghĩa vụ trả lại con dấu khi không còn nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên chưa có quy định phạt nên có thể hiểu là việc trả dấu là không bắt buộc.
Địa chỉ trả dấu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ tại Hà Nội: Tầng 5, số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Phương Liên, quận Đống Đa, HN
Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: 459 Đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tham khảo: Bảng báo giá dịch vụ giấy phép kinh doanh Lộc Phát.
Dịch vụ chữ ký số giá tốt tại Việt Nam. Bạn chỉ cần liên hệ chuyên viên sẽ hỗ trợ tận giường, toilet cho các bạn về chu ky so.