Bước nhảy vọt cho khởi sự kinh doanh

Hàng loạt gánh nặng, cản trở làm nản lỏng người khởi sự kinh doanh đã được dỡ bỏ, với Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Trước hết, Luật đã hiện thực hóa một cách đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc đã được hiến định: người dân được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.Với luật mới, doanh nghiệp sẽ trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn. Dự kiến, chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam (theo xếp hạng về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới) sẽ tăng khoảng 50 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 60 trên 189 quốc gia.

Đâu là những quy định cụ thể để hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh đó?

Theo Luật Doanh nghiệp (hiện hành), xét về thực chất, doanh nghiệp chỉ được quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề đã đăng ký. Nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề không ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì hoạt động kinh doanh đó bị coi là bất hợp pháp. Doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro pháp lý trong kinh doanh, không tận dụng được hoặc chậm chễ trong tận dụng cơ hội kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp mới được ban hành đã khắc phục những bất cập nói trên. Ngành nghề kinh doanh được chia làm ba loại cơ bản: ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh còn lại – thường được gọi là “ngành nghề tự do kinh doanh”. Về mặt này, Luật Đầu tư được thông qua cùng lúc đã bổ trợ rất tốt cho Luật Doanh nghiệp. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có danh mục cụ thể các ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Thành lập doanh nghiệp không còn là điều khó?
Thành lập doanh nghiệp không còn là điều khó?

Theo Luật Doanh nghiệp mới, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được coi là thủ tục khai sinh doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp mới. Do đó, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không bao gồm thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ bao gồm thông tin cơ bản về doanh nghiệp như mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và thông tin về người đại diện theo pháp luật.

Quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh cũng đã bị bãi bỏ.

Trước đây, khi đăng ký ngành nghề nào thì phải ghi mã của ngành nghề đó – một việc không hề đơn giản trong nhiều trường hợp ngay cả với những người am hiểu nhất, thì nay, người đăng ký kinh doanh chỉ ghi tên ngành nghề đó theo cách hiểu của họ – chẳng hạn “bán phở”, “bán nước chè” – … trong hồ sơ đăng ký mà không phải ghi mã ngành nghề nữa.

Để hiện thực hóa điều này, thay vì hệ thống mã ngành kinh tế hiện nay, Chính phủ sẽ ban hành hệ thống mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Và trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp phát hiện ra một mối làm ăn mới – chẳng hạn từ bán phở phát hiện ra mối buôn bán thịt bò – thì có thể tự động mở thêm ngành nghề đó. Việc duy nhất phải làm là thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về hoạt động kinh doanh mới, trong 5 ngày sau khi bắt đầu. Đó là thủ tục hành chính tự động một chiều, cứ thông báo (qua bưu điện, qua internet…) đến cơ quan đăng ký kinh doanh là xong.

Giải quyết vấn đề “quả trứng con gà”

Ngay cả với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cũng có những thay đổi căn bản. Luật đã bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp như yêu cầu chứng chỉ hành nghề, xác định vốn pháp định. Lý do là tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa phát sinh.

Chẳng hạn trước đây, trong lĩnh vực y tế, bắt buộc cá nhân thành lập doanh nghiệp thì giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề. Còn theo luật mới, người khởi sự kinh doanh cứ thành lập doanh nghiệp, còn điều kiện kinh doanh thì “tính sau” và khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện đó sẽ được kinh doanh. Quy định đó tạo sự thân thiện hơn cho khởi nghiệp.

Như vậy, sẽ không còn câu chuyện “quả trứng con gà” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải như hiện nay. Đó là doanh nghiệp bị yêu cầu phải có giấy phép hay chứng chỉ hành nghề trước khi doanh nghiệp được bổ sung ngành nghề đó vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngược lại, có những cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ lại yêu cầu trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lại phải ghi ngành nghề đó. Kết quả, doanh nghiệp không phải bắt đầu từ đâu để đáp ứng 2 yêu cầu “tréo ngoe” này.

Khởi sự kinh doanh không còn là gánh nặng

Theo đánh giá của thế giới, quy trình khởi sự doanh nghiệp tại Việt Nam gồm 10 thủ tục mất 34 ngày. Quy định mới trong Luật giúp cải cách cả quy trình đó, giúp giảm 5 thủ tục và 2/3 thời gian trong quá trình này.

Bước nhảy vọt trong kinh doanh
Bước nhảy vọt trong kinh doanh

Chẳng hạn, doanh nghiệp không phải thực hiện bố cáo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như trước đây. Nay, việc đó sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp, được tiến hành ngay khi doanh nghiệp đăng ký, với mức phí không đáng kể.

Thứ hai, Luật đã hài hòa hóa, áp dụng đồng thời thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với thủ tục về thuế, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội, nghĩa là doanh nghiệp không phải đi đến từng cơ quan như trước đây nữa.

Luật cũng thay đổi phương thức quản lý và bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không còn phải đến cơ quan công an mà được tự khắc. Cải cách liên quan đến con dấu của doanh nghiệp không chỉ giúp nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh ở nước ta, mà còn phù hợp với xu hướng giao dịch thương mại và thực hiện thủ tục hành chính qua mạng thông tin điện tử.

Điều 18 Luật quy định trong trường hợp cần thiết thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu người thành lập doanh nghiệp cung cấp lí lịch tư pháp. Đây là điểm còn gây tranh cãi. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật đang được xây dựng theo hướng cơ quan đăng ký kinh doanh thay vì trực tiếp yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sẽ trực tiếp yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp lý lịch tư pháp. Quy định như vậy sẽ giảm được rất nhiều chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, không tạo nên gánh nặng chứng minh lên doanh nghiệp.

Cuối cùng, Luật quy định rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày. Nhưng đáng lưu ý, đó là thời gian tính từ ngày “nhận hồ sơ” chứ không phải “nhận hồ sơ hợp lệ” như trong các quy định khác. Bởi với “hồ sơ hợp lệ” thì thời gian chưa nhận hồ sơ có thể kéo rất dài, do cán bộ có quyền không nhận hồ sơ chưa hợp lệ.

Theo Phan Đức Hiếu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết có hữu ích
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Flash Sale tháng 11, thành lập công ty trọn gói tại Bình Dương sẽ được tặng 3 món quà bao gồm: tên miền .com, 5 email công ty, và một mẫu giao diện website doanh nghiệp tại https://themes.azdata.vn
Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Bình Dương
Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Bình Dương
Content
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Tư vấn miễn phí (24/7) 0984.744.591

Chúng tôi sử dụng các công cụ, như cookie, để cung cấp các dịch và chức năng thiết yếu trên trang của chúng tôi và thu thập dữ liệu về cách người truy cập tương tác với các trang, sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Bằng việc nhấp vào Chấp nhận, bạn đồng ý cho chúng tôi sử dụng các công cụ này để quảng cáo, phân tích và hỗ trợ.