Bình Dương: Tăng cường đào tạo nhân lực có tay nghề cao
>> Dịch vụ kế toán Bình Dương hân hạnh phục vụ quý doanh nghiệp
Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở ngành.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Báo cáo với Đoàn công tác, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được quan tâm sắp xếp, rà soát, sáp nhập để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đa dạng về hình thức, ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân.
Toàn tỉnh hiện có 70 cơ sở GDNN, gồm: 06 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 18 trung tâm GDNN và 36 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN với 2.632 nhà giáo, cán bộ quản lý (nhà giáo: 1.998 người; cán bộ quản lý: 634 người); trong đó, nhà giáo, cán bộ quản lý trong hệ thống các trường công lập chiếm 30,6%. Đội ngũ nhà giáo GDNN được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chất lượng, tất cả các nhà giáo đều đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Toàn cảnh buổi làm việc
Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngày càng được tăng cường; đào tạo gắn với việc làm, với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động được quan tâm đẩy mạnh, hiệu quả được nâng lên. Công tác xã hội hóa đem lại kết quả bước đầu đã thu hút được tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở GDNN, các cơ sở hoạt động GDNN ngoài công lập có bước phát triển, đóng góp tích cực cho thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ về đào tạo nghề nghiệp, góp phần đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề có chuyển biến tích cực và tăng lên hàng năm. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định ngày càng tăng. Kết quả đào tạo nghề đã đóng góp tích cực cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển lực lượng lao động có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 68% (năm 2014) lên 83% (năm 2023), trong đó, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ tăng từ 19,5% (năm 2014) lên 32% (năm 2023).
Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW
Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo ở các cơ sở GDNN được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đội ngũ nhà giáo tăng về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định để giảng dạy. Nội dung chương trình, phương pháp đào tạo được đổi mới; công tác kiểm định chất lượng được quan tâm thực hiện nên chất lượng GDNN được cải thiện. Cơ chế tài chính được đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ về chi thường xuyên đã nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư ở các cơ sở GDNN công lập.
Việc gắn kết “3 Nhà” trong hoạt động GDNN bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhiều cơ sở GDNN đã tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên như hỗ trợ nhà trường trong xây dựng chương trình đào tạo, mời những chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, phối hợp tổ chức cho học sinh, sinh viên học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức cho giáo viên tham quan thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp,… Từ đó giúp việc đào tạo nghề được nâng cao chất lượng, ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Tại buổi việc, các thành viên trong Đoàn đã đánh giá cao kết quả triển khai Chỉ thị số 37 của Bình Dương, đồng thời trao đổi làm rõ thêm một số nội dung về công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực tay nghề cao; công tác hợp tác, hội nhập quốc tế.
Đại diện các sở ngành phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
Ông Lê Ánh Dương – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, qua kết quả khảo sát thực tế tại 02 trường: Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An và Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore và báo cáo cho thấy, Bình Dương rất quan tâm đào tạo nguồn nhân lực; tỉnh đã triển khai bài bản Chỉ thị số 37, cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo để có được những kết quả cụ thể, rõ nét.
Mặt khác, tỉnh cũng quan tâm đến đời sống, nguồn thu nhập của người lao động. Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này cũng gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Đoàn khảo sát cũng chỉ ra một số vướng mắc, khó khăn trong công tác đào tạo lao động có tay nghề cao của tỉnh như: Mạng lưới cơ sở GDNN vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu tăng quy mô đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Công tác phân luồng học sinh THCS tuy có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDNN chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển GDNN, đào tạo nhân lực có tay nghề cao.
Các thành viên Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội góp ý tại buổi làm việc
Các đại biểu cũng cho rằng,ngoài phân tích dự báo tình hình, tỉnh cần có giải pháp, chỉ tiêu cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao. Theoông Phạm Anh Thắng – Trưởng đại diện Văn phòng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng lên rất rõ trong thời gian qua. Bình Dương có vai trò, vị trí rất đặc biệt trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có nhiều khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nhập cư tay nghề không đồng đều; điều này đặt cho Bình Dương trách nhiệm nặng nề trong đào tạo nguồn nhân lực.
Vai trò đào tạo cực kỳ quan trọng đối với tỉnh trong công tác thu hút đầu tư giai đoạn tới. Tuy nhiên, hiện tại, các trường đào tạo chưa đủ đáp ứng nhu cầu, do đó, tỉnh cần đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng thêm nhiều trường tư thục dạy nghề thời gian tới, cần định hướng chiến lược xã hội hóa để phát triển ổn định. Đồng thời, tỉnh cũng cần khẩn trương xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề chíp bán dẫn, công nghệ cao,… góp phần thu hút đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã đánh giá cao kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao của tỉnh cũng như sự quan tâm của UBND tỉnh đối với công tác này. Sau buổi giám sát, các sở ngành cần tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh để tiếp tục hoàn thiện báo cáo gửi Bộ. UBND tỉnh phải hỗ trợ công tác phân luồng học sinh cho phù hợp và tăng cường lực lượng giáo viên ở các Trung tâm GDNN để tháo gỡ những khó khăn hiện tại mà Bình Dương đang vướng mắc. Thứ trưởng nhấn mạnh, căn cứ vào định hướng cơ cấu kinh tế, Bình Dương cần có dự báo, chuẩn bị, định hình cho nguồn nhân lực trong thời gian tới, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định nguồn đào tạo tuyển sinh, chú trọng công tác dạy nghề…
Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của Đoàn công tác đã khảo sát và nêu các ý kiến đóng góp đối với Bình Dương trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Qua buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban ngành sẽ tiếp thu và chỉ đạo thực hiện các nội dung ý kiến theo thẩm quyền để hoàn thiện báo cáo trong thời gian tới.
Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở ngành.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Báo cáo với Đoàn công tác, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được quan tâm sắp xếp, rà soát, sáp nhập để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đa dạng về hình thức, ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân.
Toàn tỉnh hiện có 70 cơ sở GDNN, gồm: 06 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 18 trung tâm GDNN và 36 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN với 2.632 nhà giáo, cán bộ quản lý (nhà giáo: 1.998 người; cán bộ quản lý: 634 người); trong đó, nhà giáo, cán bộ quản lý trong hệ thống các trường công lập chiếm 30,6%. Đội ngũ nhà giáo GDNN được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chất lượng, tất cả các nhà giáo đều đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Toàn cảnh buổi làm việc
Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngày càng được tăng cường; đào tạo gắn với việc làm, với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động được quan tâm đẩy mạnh, hiệu quả được nâng lên. Công tác xã hội hóa đem lại kết quả bước đầu đã thu hút được tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở GDNN, các cơ sở hoạt động GDNN ngoài công lập có bước phát triển, đóng góp tích cực cho thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ về đào tạo nghề nghiệp, góp phần đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề có chuyển biến tích cực và tăng lên hàng năm. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định ngày càng tăng. Kết quả đào tạo nghề đã đóng góp tích cực cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển lực lượng lao động có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 68% (năm 2014) lên 83% (năm 2023), trong đó, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ tăng từ 19,5% (năm 2014) lên 32% (năm 2023).
Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW
Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo ở các cơ sở GDNN được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đội ngũ nhà giáo tăng về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định để giảng dạy. Nội dung chương trình, phương pháp đào tạo được đổi mới; công tác kiểm định chất lượng được quan tâm thực hiện nên chất lượng GDNN được cải thiện. Cơ chế tài chính được đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ về chi thường xuyên đã nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư ở các cơ sở GDNN công lập.
Việc gắn kết “3 Nhà” trong hoạt động GDNN bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhiều cơ sở GDNN đã tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên như hỗ trợ nhà trường trong xây dựng chương trình đào tạo, mời những chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, phối hợp tổ chức cho học sinh, sinh viên học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức cho giáo viên tham quan thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp,… Từ đó giúp việc đào tạo nghề được nâng cao chất lượng, ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Tại buổi việc, các thành viên trong Đoàn đã đánh giá cao kết quả triển khai Chỉ thị số 37 của Bình Dương, đồng thời trao đổi làm rõ thêm một số nội dung về công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực tay nghề cao; công tác hợp tác, hội nhập quốc tế.
Đại diện các sở ngành phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
Ông Lê Ánh Dương – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, qua kết quả khảo sát thực tế tại 02 trường: Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An và Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore và báo cáo cho thấy, Bình Dương rất quan tâm đào tạo nguồn nhân lực; tỉnh đã triển khai bài bản Chỉ thị số 37, cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo để có được những kết quả cụ thể, rõ nét.
Mặt khác, tỉnh cũng quan tâm đến đời sống, nguồn thu nhập của người lao động. Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này cũng gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Đoàn khảo sát cũng chỉ ra một số vướng mắc, khó khăn trong công tác đào tạo lao động có tay nghề cao của tỉnh như: Mạng lưới cơ sở GDNN vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu tăng quy mô đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Công tác phân luồng học sinh THCS tuy có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDNN chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển GDNN, đào tạo nhân lực có tay nghề cao.
Các thành viên Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội góp ý tại buổi làm việc
Các đại biểu cũng cho rằng,ngoài phân tích dự báo tình hình, tỉnh cần có giải pháp, chỉ tiêu cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao. Theoông Phạm Anh Thắng – Trưởng đại diện Văn phòng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng lên rất rõ trong thời gian qua. Bình Dương có vai trò, vị trí rất đặc biệt trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có nhiều khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nhập cư tay nghề không đồng đều; điều này đặt cho Bình Dương trách nhiệm nặng nề trong đào tạo nguồn nhân lực.
Vai trò đào tạo cực kỳ quan trọng đối với tỉnh trong công tác thu hút đầu tư giai đoạn tới. Tuy nhiên, hiện tại, các trường đào tạo chưa đủ đáp ứng nhu cầu, do đó, tỉnh cần đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng thêm nhiều trường tư thục dạy nghề thời gian tới, cần định hướng chiến lược xã hội hóa để phát triển ổn định. Đồng thời, tỉnh cũng cần khẩn trương xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề chíp bán dẫn, công nghệ cao,… góp phần thu hút đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã đánh giá cao kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao của tỉnh cũng như sự quan tâm của UBND tỉnh đối với công tác này. Sau buổi giám sát, các sở ngành cần tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh để tiếp tục hoàn thiện báo cáo gửi Bộ. UBND tỉnh phải hỗ trợ công tác phân luồng học sinh cho phù hợp và tăng cường lực lượng giáo viên ở các Trung tâm GDNN để tháo gỡ những khó khăn hiện tại mà Bình Dương đang vướng mắc. Thứ trưởng nhấn mạnh, căn cứ vào định hướng cơ cấu kinh tế, Bình Dương cần có dự báo, chuẩn bị, định hình cho nguồn nhân lực trong thời gian tới, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định nguồn đào tạo tuyển sinh, chú trọng công tác dạy nghề…
Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của Đoàn công tác đã khảo sát và nêu các ý kiến đóng góp đối với Bình Dương trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Qua buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban ngành sẽ tiếp thu và chỉ đạo thực hiện các nội dung ý kiến theo thẩm quyền để hoàn thiện báo cáo trong thời gian tới.
Tư vấn liên hệ:
Ms Lan 0984.744.591 Có Zalo
Phòng web giá rẻ chỉ từ #500k : 039.365.1247 Anh Thịnh!
Quảng cáo miễn phí tại Tỉnh Bình Dương https://dichvuketoanthuebinhduong.net/rao-vat/
Theo: Binhduong.gov.vn