(Dichvuketoanthuebinhduong.com) – 1 người có được cấp 2 giấy khai sinh không?
Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0984.744.591. Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm:
1. 1 người có được cấp 2 giấy khai sinh không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, khai sinh là một sự kiện được xác nhận vào sổ hộ tịch. Theo các văn bản liên quan, một người không được cấp 02 giấy khai sinh.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 thì mỗi sự kiện hộ tịch sẽ chỉ được đăng ký tại 01 cơ quan đăng ký hộ tịch thẩm quyền theo quy định pháp luật. Cá nhân có thể được đăng ký khai sinh tại cơ quan đăng ký hộ tịch ở nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống.
Trong trường hợp cá nhân không đăng ký hộ tịch tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, UBND cấp xã hoặc cơ quan đại diện tại nơi đăng ký khai sinh cho cá nhân đó có trách nhiệm phải thông báo việc đăng ký hộ tịch cho UBND cấp xã nơi mà cá nhân đó có hộ khẩu thường trú.
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu rằng 01 người sẽ chỉ được cấp 01 giấy khai sinh bởi cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền và cũng chỉ được đăng ký tại 01 cơ quan hộ tịch.
2. 1 người được cấp 2 giấy khai sinh thì giải quyết thế nào?
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 70 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện, trong đó:
UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại đại phương, đồng thời có trách nhiệm thu hồi, huỷ bỏ giấy tờ về hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái quy định của Luật Hộ tịch 2014, trừ trường hợp kết hôn trái quy định pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp 01 người đã được cấp giấy khai sinh mà còn được cơ quan hộ tịch khác cấp thêm 01 giấy khai sinh là không đúng quy định (bởi vì mỗi người chỉ được cấp 01 giấy khai sinh duy nhất).
Do đó, UBND cấp xã nếu phát hiện thì phải gửi văn bản đề nghị UBND cấp huyện thu hồi và huỷ bỏ giấy khai sinh cấp trái quy định.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh cho con mới nhất
* Hồ sơ đăng ký khai sinh:
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ thực hiện đăng ký khai sinh gồm có các giấy tờ dưới đây:
– Tờ khai đăng ký khai sinh cho con (theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2024/TT-BTP).
– Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì phải nộp văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì nộp giấy cam đoan về việc sinh.
– Trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: Phải nộp biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi được lập bởi cơ quan thẩm quyền.
– Trường hợp khai sinh cho trả được sinh ra do mang thai hộ: Nộp văn bản chứng minh về việc mang thai hộ.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai sinh phải xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác mà có dán ảnh, thông tin cá nhân được cơ quan thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng.
* Trình tự đăng ký khai sinh:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP trình tự thực hiện đăng ký khai sinh được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đăng ký khai sinh nêu trên và nộp cho UBND cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Ngay sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký khai sinh theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ, phù hợp thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung khai sinh của người được khai sinh vào Sổ hộ tịch.
Đồng thời cập nhật thông tin này vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Bước 3: Ký tên vào sổ hộ tịch và cấp giấy khai sinh
Công chức tư pháp – hộ tịch cùng với người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ hộ tịch. Sau đó Chủ tịch UBND cấp xã sẽ cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh theo yêu cầu.
Trên đây là những thông tin về 1 người có được cấp 2 giấy khai sinh không?
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luatvietnam